Vải Mộc Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Vải Mộc Trong Ngành Dệt May
"Khi nhắc đến 'Mộc', nhiều người thường nghĩ ngay đến gỗ. Vậy vải mộc có phải là loại vải làm từ gỗ không? Hay nó mang một ý nghĩa khác trong ngành dệt may? Hãy cùng mình khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!"
1.Vải mộc là gì?
Vải mộc là loại vải chưa qua xử lý hoàn tất như nhuộm màu, tẩy trắng hay in hoa văn. Loại vải này có màu tự nhiên của sợi dệt (thường là trắng ngà hoặc xám nhạt) và có bề mặt thô, chưa được làm mềm hay xử lý chống nhăn.
Tại sao vải mộc được sử dụng rộng rãi?
Vải mộc là nguyên liệu chính trong ngành dệt nhuộm và may mặc. Nhờ tính chất chưa qua xử lý, loại vải này thích hợp để nhuộm màu, in hoa văn theo yêu cầu hoặc dùng để wash màu loang cho vải.
2.Quá Trình Sản Xuất Vải Mộc
Bước 1: Dệt vải
- Sử dụng sợi cotton, polyester, spandex hoặc pha trộn để dệt vải.
- Vải được dệt theo hai phương pháp: dệt kim tròn hoặc dệt thẳng.
Bước 2: Kiểm tra chất lượng
- Sau khi dệt xong, vải mộc được kiểm tra để đánh giá độ đồng đều, bề mặt và khuyết điểm.
Bước 3: Cắt cuộn vải
- Vải mộc sẽ được cuộn lại và vận chuyển đến các nhà máy nhuộm, in hoặc xử lý hoàn tất.
3.Ứng Dụng Của Vải Mộc
- Sản xuất quần áo: Dùng làm nguyên liệu để nhuộm và may quần áo, đặc biệt là áo thun, váy, sơ mi.
- In hoa văn: Dễ dàng in hoa văn, họa tiết theo yêu cầu của khách hàng.
- Vải nội thất: Dùng làm vải bọc ghế, rèm cửa, khăn trải bàn sau khi xử lý hoàn tất.
4. Các Loại Vải Mộc Phổ Biến
- Vải mộc cotton: Thấm hút tốt, mềm mại, thân thiện với da.
- Vải mộc polyester: Bền, ít nhăn, phù hợp cho các sản phẩm cần độ bền cao.
- Vải mộc spandex: Co giãn tốt, thường dùng cho quần áo thể thao.
- Vải mộc CVC, TC: Kết hợp giữa cotton và polyester để cân bằng giữa độ bền và độ thoáng khí.
Tham khảo các loại Vải Mộc TẠI ĐÂY !
5. Quy Trình Xử Lý Vải Mộc
1️⃣ Xử lý hồ vải (Rũ hồ)
Mục đích: Loại bỏ hồ dệt còn bám trên sợi vải giúp vải mềm hơn và dễ thấm nước.
Cách thực hiện:
- Ngâm vải trong dung dịch enzyme hoặc hóa chất để phân hủy chất hồ.
- Giặt sạch lại bằng nước.
2️⃣ Tẩy trắng
Mục đích: Loại bỏ tạp chất tự nhiên (bụi bẩn, dầu, sáp, lignin trong sợi) và làm sáng màu vải.
Cách thực hiện:
- Dùng hóa chất tẩy trắng (như hydrogen peroxide – H₂O₂) để làm sạch sợi.
- Giặt sạch và trung hòa hóa chất còn sót lại.
3️⃣ Nấu vải
Mục đích: Làm sạch hoàn toàn các tạp chất hữu cơ, dầu mỡ từ quá trình dệt.
Cách thực hiện:
- Đun vải trong dung dịch kiềm (NaOH) ở nhiệt độ cao.
- Giặt sạch và xả kỹ để loại bỏ kiềm dư.
4️⃣ Mercerizing (Xử lý hồ bóng - làm bóng sợi)
Mục đích: Tăng độ bóng, độ bền và khả năng thấm hút màu nhuộm.
Cách thực hiện:
- Nhúng vải vào dung dịch xút (NaOH) rồi kéo căng để sợi vải ổn định.
5️⃣ Nhuộm màu (nếu có)
Mục đích: Tạo màu sắc cho vải theo yêu cầu.
Cách thực hiện:
- Ngâm vải trong thuốc nhuộm và chất cố định màu.
- Xử lý nhiệt để màu bám chắc vào sợi vải.
6️⃣ Giặt và hoàn tất
Mục đích: Làm mềm vải, chống nhăn, chống co rút và tăng độ bền.
Cách thực hiện:
- Sử dụng các hóa chất mềm vải, chống nhăn, kháng khuẩn.
- Sấy khô và định hình vải bằng nhiệt độ cao.
6. Mua Vải Mộc Ở Đâu? Giá Bao Nhiêu?
- Địa chỉ mua vải mộc: Có thể mua tại các chợ vải lớn (Như chợ Tân Bình, chợ Đồng Xuân), các xưởng dệt hoặc đặt hàng trực tiếp tại Minh Quân Textile.
- Giá vải mộc: Tùy vào chất liệu, độ dày và số lượng mua, giá có thể dao động từ 30.000 - 150.000 VNĐ/kg.